Tìm hiểu và nợ quá hạn ? Nợ quá hạn có được gia hạn tiếp được không



Nợ quá hạn là khoản nợ khi người đi vay chưa thanh toán khoản tiền gốc và lãi đúng theo thời hạn ghi trên hợp đồng cho tổ chức tín dụng. Thông thường, các tổ chức tín dụng vẫn linh động thời gian 1 – 3 ngày cho khách hàng đóng trễ, tuy nhiên khi khách hàng vượt qua mốc thời gian này thì khoản nợ quá hạn sẽ phát sinh.



  • Tư Vấn Hoàn Toàn Miễn Phí
  • Hỗ trợ về thủ tục hồ sơ điều kiện vay tín chấp

    Tìm hiểu và nợ quá hạn ? Nợ quá hạn có được gia hạn tiếp không

    Khi có các khoản vay tại ngân hàng hoặc công ty tài chính, một trong những điều quan trọng mà khách hàng cần lưu ý là lịch thanh toán các khoản vay định kỳ, tránh chậm trễ dẫn đến tình trạng nợ quá hạn. Vậy nợ quá hạn là gì? Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện? Luật xử lý nợ quá hạn như thế nào? Hãy cùng ZaloPay tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết sau đây.

    Nợ quá hạn là gì?

    Nợ quá hạn là khoản nợ khi người đi vay chưa thanh toán khoản tiền gốc và lãi đúng theo thời hạn ghi trên hợp đồng cho tổ chức tín dụng. Thông thường, các tổ chức tín dụng vẫn linh động thời gian 1 – 3 ngày cho khách hàng đóng trễ, tuy nhiên khi khách hàng vượt qua mốc thời gian này thì khoản nợ quá hạn sẽ phát sinh.

    Các khoản nợ quá hạn sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của cá nhân và tổ chức đó. Ngoài ra, nếu lịch sử tín dụng có các khoản nợ quá hạn, khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn với các khoản vay khác trong tương lai.

    Các hình thức nợ quá hạn

    Có nhiều cách phân loại các khoản nợ quá hạn, trong đó điển hình là cách phân loại dựa vào tính chất của khoản vay:

    • Nợ quá hạn vay thế chấp (nợ quá hạn có tài sản đảm bảo) Đây là khoản nợ mà người đi vay có thế chấp tài sản nhưng không trả nợ khi đến hạn. Trong trường hợp này, đơn vị tài chính có thể thu hồi tài sản thế chấp để thu hồi vốn.
    • Nợ quá hạn vay tín chấp (nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo): Đây là khoản nợ mà người đi vay không có tài sản thế chấp và chưa trả nợ khi đến hạn. Với hình thức nợ này, đơn vị tài chính có nguy cơ không thể thu hồi khoản tiền gốc đã cho vay.

    Ngoài ra, các khoản nợ quá hạn còn được phân loại tuỳ thuộc vào thời gian trễ hạn như sau:

    • Nợ nhóm 1: Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày
    • Nợ nhóm 2: Khoản nợ quá hạn 10 – dưới 30 ngày
    • Nợ nhóm 3: Khoản nợ quá hạn từ 30  –   dưới 90 ngày
    • Nợ nhóm 4: Khoản nợ quá hạn từ 90 – dưới 180 ngày
    • Nợ nhóm 5: Khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên

    Quy trình xử lý nợ quá hạn

    Mỗi hình thức nợ quá hạn sẽ có cách xử lý và thu hồi nợ khác nhau. Thông thường, các đơn vị tài chính sẽ áp dụng nguyên tắc thu hồi nợ được ban hành từ ngân hàng nhà nước hoặc được ban hành riêng trong ngân hàng.

    Căn cứ vào nhóm nợ của mỗi khách hàng mà các tổ chức cho vay sẽ có quy trình xử lý khác nhau. Trong đó, ngân hàng thường xử lý nợ quá hạn như sau:

    • Liên hệ với khách hàng để thông báo về khoản nợ quá hạn và yêu cầu thanh toán khoản nợ.
    • Nếu khách hàng không có động thái trả nợ, ngân hàng gửi thông báo đến đơn vị khách hàng đang làm việc, các công ty mà khách hàng hợp tác kinh doanh để nhờ hỗ trợ giải quyết khoản nợ.
    • Một số ngân hàng sẽ chuyển việc đòi nợ cho bên thứ 3.
    • Trong trường hợp đã sử dụng các cách thức trên nhưng vẫn không thu hồi được khoản nợ thì đơn vị tài chính có thể kiện đòi nợ theo đúng quy định của pháp luật.

    Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

    Tuỳ vào quy định riêng của mỗi đơn vị cho vay cũng như đặc điểm khoản vay của mỗi khách hàng mà thời gian khởi kiện các khoản nợ quá hạn là khác nhau. Khi khoản nợ bị liệt kê vào nhóm nợ xấu thì các ngân hàng có quyền đâm đơn kiện ra tòa theo quy định.

    Theo quy định của Bộ luật hình sự, thời gian trả nợ là trong vòng 36 tháng. Nếu sau 36 tháng, khách hàng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng bắt đầu chuẩn bị hồ sơ và kiện ra toà án để xử lý. Tòa án sẽ xem xét và có những biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ.

    Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị tài chính đều có những giải pháp để hỗ trợ khách hàng, giúp khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Trong một số hợp đồng, người đi vay vẫn có thể đàm phán với khách hàng để gia hạn thời gian vay vốn. Bởi vậy, trường hợp bạn chưa có khả năng thanh toán khoản vay của mình, bạn có thể liên hệ với bên cho vay để có những phương án xử lý phù hợp nhất, tránh thiệt hại cho cả hai bên.

     

KIẾN THỨC VAY VỐN TIÊU DÙNG NGÂN HÀNG


G
G